Ghi chú Tiếng Trung Quốc thượng cổ

  1. Các dạng phục nguyên tiếng Hán cổ được đánh dấu * ở đầu, và dựa theo nghiên cứu của Baxter (1992) kèm theo một vài thay thế từ các công trình gần đây hơn của ông:thay *ɨ bằng *ə[9] và các phụ âm theo chuẩn IPA.
  2. Ký hiệu "*C-" biểu thị một phụ âm ta biết chắc phải đứng trước *r, nhưng chưa đủ bằng chứng để phục nguyên phụ âm đó.[20]
  3. Baxter nhận xét về phục nguyên phụ âm vòm "especially tentative, being based largely on scanty graphic evidence".[42]
  4. Âm *ə được thay thế bằng âm *ɨ hoặc *ɯ tùy từng tác giả.
  5. Hệ thống 6 nguyên âm là phiên bản tái phân tích của hệ thống được Lý Phương Quế đề xướng. Hệ thống của ông bao gồm 4 nguyên âm *i, *u, *ə và *a cùng với 3 nguyên âm đôi.[48] Các nguyên âm đôi *ia và *ua tương ứng lần lượt với *e và *o, còn *iə tương ứng với *i hoặc *ə.[49][50]
  6. Trong truyền thống đọc sau này, chữ 予 (khi được sử dụng như một đại từ) được coi là một biến thể của 余. Tuy nhiên trong Thi Kinh, 予 dạng đại từ và động từ đều vần với thanh thượng.[57][58]
  7. Guillaume Jacques lại cho rằng nó bắt nguồn từ một tiếng Tochari khác, chưa được chứng thực.[80] Meier và Peyrot gần đây phản biện để bảo vệ luận điểm cũ.[81]